khuyến mãi lazada

Di ảnh liệt sĩ

Liệt sĩ: Nguyễn Ngọc Sơn(Bí danh: không)
Ngày sinh: 1943
Quê quán: Nam Nghĩa, Nam Ninh, Nam Định ...
Đơn vị: Chính trị viên phó Đại đội, C19, D512, E203 tăng thiết giáp
Hy sinh: Nghĩa Hy, Cam Lộ, Quảng Trị

Tìm kiếm

Đăng nhập

Câu chuyện tháng 11: Bốc nhầm mộ giờ biết tính sao?

(02/11/2014 21:30:16 PM) Trước năm 2008 nhà nước chưa cho phép di chuyển hài cốt liệt sĩ. Và vào thời điểm đó, quãng năm 2000 – 2007 thì đã rộ lên việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm với một số người tự cho mình là có những khả năng đặc biệt như Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Khắc Bảy, Phan Thị Bích Hằng…. nên có rất nhiều gia đình đã đi bốc nhầm hài cốt của liệt sĩ khác về gia đình. Vì không được phép nên gia đình liệt sĩ bốc trộm vì thế không có địa chỉ hay căn cứ để tìm lại gia đình đã bốc hài cốt về.

Tháng 7 năm 2014, Trung tâm MARIN đã tổ chức họp báo công bố dự án Trợ giúp pháp lý cho 500 thân nhân liệt sĩ trong việc điều chỉnh, bổ sung thông tin trên bia mộ cho liệt sĩ ( gọi tắt là dự án 500) tại các NTLS thuộc địa bàn 5 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định. Sau 3 tháng, chúng tôi – nhóm phóng viên chuyên trách những vấn đề có liên quan đến tìm liệt sĩ, thông tin liệt sĩ gọi tắt là 113 – TRI ÂN đã có buổi trò chuyện với chị Ngô Thị Thúy Hằng – phó Giám đốc Trung tâm MARIN những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện dự án này.

Chào chị! Rất vui khi chị nhận lời chia sẻ thông tin với chúng tôi về việc thực hiện dự án 500, xin chị cho biết tính đến thời điểm này dự án đã triển khai được những công việc gì?

NTTH:  Dự án được công bố vào ngày 22.7.2014 trên cơ sở thành công của dự án thí điểm mà MARIN đã làm trước đó. Tính đến thời điểm này, MARIN đã ký kết được 02 văn bản quan trọng nhằm tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Một là chúng tôi đã ký kết thỏa thuận hợp tác, phối hợp hành động với Trung tâm tình nguyện quốc gia thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc thu thập thông tin tại thực địa và báo tin đến các thân nhân liệt sĩ nằm trong số 500 thân nhân được trợ giúp. Hai là thỏa thuận với Cục người có công thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong việc phổ biến các chính sách có liên quan đến tìm liệt sĩ và thực hiện xác định danh tính liệt sĩ dựa trên phương pháp thực chứng.

Như vậy là hoạt động của MARIN đã nhận được ủng hộ của Cục người có công và tham gia một phần đề án 150 của Chính phủ và điều này đồng nghĩa với việc MARIN đã được hỗ trợ kinh phí từ phía Cục người có công?

NTTH:  (Cười)… Tôi không hiểu tại sao các bạn lại hiểu như thế. Việc ký thỏa thuận với Cục người có công lúc đầu phía Lãnh đạo Cục cũng đưa ra ý kiến này nhưng sau đó trên văn bản thì không có điều khoản này. Về phía MARIN thì cũng không có bất cứ đề nghị nào về kinh phí khi phối hợp thực hiện. Chúng tôi xác định việc phối hợp với Cục là nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan chính sách của nhà nước để chúng tôi có thể nhanh chóng và chính thống tiếp cập với các văn bản của nhà nước. Từ đó có thể cung cấp nhanh nhất tới thân nhân liệt sĩ để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho thân nhân và hạn chế bớt tiêu cực từ địa phương. Và điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của thân nhân liệt sĩ vào các chính sách, chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Nếu có kinh phí thì chúng tôi không phải chạy đôn đáo kiếm tiền cho hoạt động của Trung tâm, không có thì chúng tôi vẫn phải thực hiện 3 dự án đã đề ra.

Hơn nữa việc phối hợp với Cục cũng là một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của Lãnh đạo Cục người có công đối với hoạt động không vụ lợi và có hiệu quả của MARIN trong 10 năm qua.

Gần đây trên báo Tiền phong có bài viết Gian nan việc trả lại tên cho liệt sĩ, trong đó có đề cập đến một vài thân nhân liệt sĩ và có đề cập đến cá nhân chị, điều đó là có thật?

Tác giả của bài viết là nhà báo Phùng Nguyên (báo Tiền phong), đồng thời anh cũng là một trong số các cộng tác viên tư vấn pháp luật của MARIN và cũng là 1 thân nhân của hai liệt sĩ nên tôi nghĩ bài viết ấy đã được tác giả chuẩn bị chu đáo và xác thực thông tin. Đó là một thực trạng trong công việc của chúng tôi. Thủ tục hành chính ở Việt Nam quá rắc rối nên để điều chỉnh thông tin cho 21 liệt sĩ, chúng tôi đã mất gần 9 tháng và hơn 70 công văn và làm việc với hơn 20 cơ quan nhà nước. Thì điều tôi e ngại việc đạt tới mục tiêu trả lại thông tin chính xác cho 3000 liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng trong năm 2015 theo đề án 150 là điều khó mà thực hiện được.

Chị vừa nói việc chậm trễ trong điều chỉnh thông tin chỉ là một thực trạng khó khăn của dự án, liệu còn có những vấn đề nào khác nữa?

NTTTH: Đúng thế, chậm sẽ có cách xử lý chậm, ví dụ như trong vụ việc 23 liệt sĩ ở NTLS đường 9 nằm trong dự án thí điểm của chúng tôi, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị đã quá chậm trễ trong việc trả lời công văn, cụ thể là công văn chúng tôi gửi đi từ ngày 16.1.2014 mà đến tận ngày 27.10.2014 mới có trả lời. Và chúng tôi buộc phải gửi công văn lên Cục người có công và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị trong việc chậm trễ này. Tuy nhiên như tôi đã nói, chậm thì sẽ có cách nhưng cái khó khăn nhất là hiện nay không chỉ riêng Sở Lao động Quảng Trị mà tôi nghĩ là tất cả các Sở Lao động đều mắc phải là công tác quản lý mộ tại NTLS đã có những vấn đề rất nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án của chúng tôi và có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố khiến các Sở Lao động e dè khi cho điều chỉnh thông tin bia mộ liệt sĩ.

Xin chị vui lòng nói cụ thể hơn?

NTTH: Trước năm 2008 nhà nước chưa cho phép di chuyển hài cốt liệt sĩ. Và vào thời điểm đó, quãng năm 2000 – 2007 thì đã rộ lên việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm với một số người tự cho mình là có những khả năng đặc biệt như Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Khắc Bảy, Phan Thị Bích Hằng…. nên có rất nhiều gia đình đã đi bốc nhầm hài cốt của liệt sĩ khác về gia đình. Vì không được phép nên gia đình liệt sĩ bốc trộm vì thế không có địa chỉ hay căn cứ để tìm lại gia đình đã bốc hài cốt về.

Thưa chị là chúng tôi vẫn chưa hiểu điều này lắm, mong chị giải thích rõ hơn?

NTTH: Tôi lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu nhé. Hiện nay, MARIN đang phải xử lý trường hợp liệt sĩ Nguyễn Văn Dung, nguyên quán xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Liệt sĩ này năm 2004, con trai là ông Nguyễn Văn Dụng vừa nghe thông tin từ đồng đội, vừa nghe thông tin từ ông Nguyễn Văn Liên ở Tứ Kỳ, Hải Dương ( nhân vật huyền thoại đã từng được nhiều vị lãnh đạo viết thư khen và cảm ơn về khả năng đặc biệt tìm mộ và được cơ quan UIA lăng xê như một huyền thoại) bốc ngôi mộ  có tên là Nguyễn Dung, đơn vị D4, không có nguyên quán, số 32 hàng 04 lô 8 khu Tổng hợp tại NTLS đường 9 về thờ cúng và coi đó là bố mình. Năm 2014 khi khảo sát thực tế thì tôi mới phát hiện ngôi mộ tên Nguyễn Dung đã bị chuyển thành Nguyễn Văn Dụng, nguyên quán Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Vì trên bia mộ tên là Nguyễn Văn Dụng nên chúng tôi không tìm được ra đơn vị và không xác định được nơi hy sinh.

Tuy nhiên vì chú liệt sĩ Nguyễn Dung là có thật và có hồ sơ quân nhân hy sinh cùng 24 liêt sĩ khác mà MARIN đã hoàn thành điều chỉnh bia mộ nên chúng tôi xác định chính xác là liệt sĩ Nguyễn Dung, nguyên quán Diễn Phong, Diễn Châu, Nghệ An, thuộc tiểu đoàn 4 (D4), trung đoàn 29 hy sinh năm 1965 tại Lào và được quy tập về NTLS đường 9 nên buộc chúng tôi phải đi xác minh gia đình nào đã nhận ngôi mộ này và phần mộ hiện ở đâu.

Làm việc với Phòng Lao động huyện Tiên Lãng, Hải Phòng chỉ chưa đầy 1h chúng tôi đã liên hệ được với con trai của liệt sĩ là ông Nguyễn Văn Dụng và qua đó chúng tôi mới biết năm 2004 gia đình đã “bốc trộm” mộ về và chính con trai liệt sĩ cũng không hiểu tại sao quản trang của NTLS đường 9 lại lấy tên của con trai liệt sĩ lập bia mộ cho liệt sĩ Nguyễn Văn Dung. Khi gia đình cung cấp tên liệt sĩ là Nguyễn Văn Dung thì MARIN củng cố thêm là gia đình đã bốc nhầm liệt sĩ Nguyễn Dung về quê vì liệt sĩ Nguyễn Văn Dung hy sinh tại km26 đường 128 là đường từ Quảng Bình sang Lào.

Vậy là, có nghĩa là gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Dung cần phải hoàn trả lại phần mộ cho liệt sĩ Nguyễn Dung?

NTTH: Về nguyên tắc là như vậy nhưng gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Dung không đồng ý hoàn mộ vì họ cho rằng đó là phần mộ mà đồng đội và ngoại cảm đã chỉ, họ tin ngoại cảm hơn. Quan trọng hơn là ai có căn cứ cho rằng gia đình bốc từ phần mộ liệt sĩ Nguyễn Dung tại NTLS đường 9.

Chị nói vậy, có nghĩa là không ai chịu trách nhiệm về việc mất mộ này?

NTTH: Tôi không nói thế. Trách nhiệm ở đây là thuộc về Sở Lao động Quảng Trị. Sở Lao động Quảng Trị vừa phải có trách nhiệm trả lời về việc tại sao bao nhiêu năm từ 2004 đến nay bia mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Dụng, nguyên quán Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng vẫn còn tồn tại ở đó? Ai cho phép thay đổi thông tin trên bia mộ từ liệt sĩ không có quê thành có quê, từ tên Dung thành tên Dụng?

Vừa phải trả lời về công tác bảo vệ, quản lý các phần mộ. Mộ đã bị chuyển đi thì trách nhiệm của Sở là phải giải quyết việc này và trả lại nguyên hiện trạng ban đầu, sau đó tiến hành thay bia mới có đủ thông tin về liệt sĩ Nguyễn Dung, nguyên quán Diễn Phong, Diễn Châu, Nghệ An thì mới làm tròn trách nhiệm được nhà nước giao.

Những trường hợp như thế này có nhiều không, thưa chị?

NTTH: Tôi nghĩ là sẽ rất rất nhiều vì cả một thời gian dài các cơ quan quản lý đã không lường hết tầm quan trọng về công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin đến thân nhân liệt sĩ về hồ sơ quân nhân, về phần mộ liệt sĩ. Không tuyên truyền và làm tốt chính sách báo thông tin nên gia đình liệt sĩ đã tự ý đi tìm và tự ý nhận mộ và không làm tốt công tác quản lý mộ liệt sĩ nên dẫn tới tình trạng bốc trộm.

Thực trạng hiện nay là không một Sở Lao động nào có thể trả lời chính xác tuyệt đối là tại NTLS A hay B có bao nhiêu hài cốt đã được bốc đi.

Điều này thật đáng tiếc.

Theo chị, trong bối cảnh hiện nay thì nên làm thế nào?

NTTH: Xin lỗi là tôi không rõ các bạn hỏi câu hỏi này nhằm mục đích gì? Ai nên làm thế nào? MARIN, thân nhân liệt sĩ hay các cơ quan quản lý?

Có lẽ là cả tất cả?

NTTH: Tôi xin trả lời câu hỏi này của các bạn vào bài phỏng vấn sau vì đây là một câu hỏi mà khi tôi trả lời sẽ liên quan đến rất nhiều cơ quan, nhiều người.

Tuy nhiên tôi chỉ có một lời muốn chia sẻ với thân nhân liệt sĩ trước là nên nghĩ đến liệt sĩ – người đã hy sinh trước khi nghĩ đến sự sĩ diện của người đang sống. Sai đâu ta sửa đó chứ không thể biết sai mà vì sĩ diện với làng xóm, họ mạc mà nhắm mắt làm ngơ. Đừng để sai lại nối tiếp sai.

Xin cảm ơn chị!

 

Nhóm phóng viên 113 - TRI ÂN



Nguyễn Tài Tuấn | taituan.thcscankhe.nt@gmail.com (23:11:38 25-12-2014)

Bản thân tôi thấy rằng, mỗi liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, thì hài cốt đã hòa vào đất mẹ. Có nhất thiết phải trộm mộ để rồi hối hận không đây. Tôi là con liệt sĩ đã đi tìm nhiều nhưng chưa mất hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm được chính xác phần mộ của bố mình!
Trần Đình Huân | cvn8445@vnn.vn (06:52:09 04-11-2014)

Chỉ nghĩ đến những chuyện này đã muốn đem chôn sống tất cả đám Ngoại cảm này rồi! Một đám thất đức. Đúng ra phải mang những kẻ này cho voi dày, ngựa xé mới đúng tội của chúng!

Ý kiến của bạn





Nội dung:* (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)