Trang chủ
>> Phóng sự - Ký sự >> Kỷ vật chiến trường

17 tuổi, cái tuổi ăn, tuổi lớn, “da còn trắng, má còn úc, trông thơ ngây quá” nhưng liệt sĩ Ngô Trí Khoa đã phải nếm trải chông gai, bom đạn nơi chiến trường ác liệt. Anh hy sinh khi đã cận kề ngày thống nhất, tuổi đời còn rất trẻ, trên chiến trường Thừa Thiên Huế. Suốt 37 năm, gia đình mòn mỏi đi tìm kiếm mộ phần liệt sĩ. Ngày anh trở về, còn nguyên vẹn kỷ vật chiếc tay áo đựng biến của mẹ.
Những dòng thư chiến trận
(24/07/2015 05:25:04 AM)

Cuối năm 2014, phía Đại sứ Quán Australia có chuyển cho MARIN thông tin về 02 di vật được một CCB Australia tìm thấy và cất giữ 44 năm. Và nay có nguyện vọng trao trả lại cho gia đình.
(04/03/2015 07:42:58 AM)

Ẩn sâu trong 10 trang thư hoen ố màu thời gian ấy là những câu chuyện cảm động của những lời dự cảm về cái chết, ngày ra đi đến với mình, là tình thương gửi đến mẹ yêu, là nghĩa vợ chồng sâu đậm, tình cảm của những người thân trong gia đình, và trên hết là lý tưởng "Tổ quốc cần sẵn sàng hiến thân mình” mà không chút đắn đo.
(13/07/2014 20:17:44 PM)

Ngày 21/03/2014, Trung tâm có nhận được một bức ảnh của liệt sĩ Bùi Đình Chất chụp chung với một người đồng đội trong trang phục Hải quân Việt Nam. Nay Trung tâm rất mong nhận được thông tin về người chụp chung cùng liệt sĩ Chất hoặc người thân của người đứng bên trái. Thông tin về liệt sĩ Chất như sau:
(21/03/2014 14:03:04 PM)

Trung tâm MARIN có nhận được email của cựu chiến binh Vũ Hải Đăng, trong thư ông có cung cấp thông tin về bức thư của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa gửi cho người yêu. Hiện nay lá thư đang do ông giữ và ông muốn trao trả lại cho thân nhân liệt sĩ. Nội dung bức thư như sau
(12/09/2013 14:51:20 PM)

Mấy chục năm nay, thầy giáo Lý Quang Nhân (Quảng Bình) không lúc nào thôi trăn trở việc trao trả cuốn nhật kí của liệt sỹ Lưu Mạnh Hùng trở về với quê hương. Ngày 22/7/2013, sau một chuyến hành trình dài hàng trăm km từ Quảng Bình đến Hải Phòng, cuối cùng ông Nhân đã hoàn thành được tâm nguyện của mình, tận tay trao trả cho gia đình liệt sỹ Lưu Mạnh Hùng cuốn nhật kí. Ông Nhân cho biết suốt cả chuyến xe, ông không thể chợp mắt được bởi trong lòng hồi hộp chỉ mong chờ phút giây được gặp thân nhân liệt sỹ.
(24/07/2013 00:18:12 AM)

Ngày 11.7.2013, Trung tâm MARIN có nhận được email của thầy giáo Lý Quang Nhân hiện đang dạy học tại Quảng Bình cung cấp thông tin về việc ông đang giữ cuốn nhật ký của liệt sĩ Lưu Mạnh Hùng hy sinh năm 1968 tại Quảng Bình.
(17/07/2013 06:35:36 AM)

Vào những năm 1970, bác Quỳnh tham gia công tác và chiến đấu tại đơn vị 98, đoàn 559 ( nay là Binh đoàn 12). Tại đây, bác Quỳnh đã vẽ chân dung của 2 đồng đội, nhưng cho đến nay vẫn day dứt vì chưa kịp trao các bức họa này cho đồng đội của mình. Bác Quỳnh cũng day dứt vì chưa biết đồng đội của mình còn sống hay đã hy sinh.
(11/07/2013 11:01:30 AM)

Sau hơn 40 năm lưu giữ bức ảnh chân dung của một người mẹ Việt Nam, giờ đây một cựu binh Úc muốn trao trả bức ảnh cho Việt Nam, cho người thân của người mẹ trong ảnh.
(06/07/2013 21:18:24 PM)

Chẳng hiểu sao khi đọc thư của liệt sĩ Khoa, tôi cứ bị ám ảnh và cứ thầm mong, gia đình sẽ tìm được chú. Niềm tin đó, sự hy vọng đó rất ít khi xuất hiện trong tôi nhưng tôi cứ tin một người tài hoa và tình cảm như chú, một người có khao khát sống và cống hiến mãnh liệt như chú sẽ tìm được đường về với mẹ.
(16/01/2013 11:32:39 AM)
Suốt đời mẹ chỉ biết làm ruộng chứ có giỏi giang gì chuyện may vá. Vậy mà mẹ vẫn hoàn thành được chiếc vỏ gối may bằng tay của mình, một đầu mẹ may kín lại, còn đầu kia mẹ may thành một khuông vuông nhỏ, hở để luồn dây thun vào cột lại khi đã có ruột. Không ngờ chiếc gối mẹ may có đường chỉ đôi màu đen thưa, ngoằn ngèo vậy mà anh thấy đẹp đến lạ thường.
(06/09/2012 14:10:50 PM)

Đây là những trang viết của một con người, một chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với gia đình, với quê hương đất nước. Đọc hồi ký của anh, tôi cảm nhận một tâm hồn trong trẻo, trẻ trung, sôi nổi, đầy nhiệt huyết với sự nghiệp giải phóng đất nước.
(28/07/2012 07:06:30 AM)
Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ năm nay, chợt nghĩ: Những buổi lễ hoành tráng, những bài diễn văn thống thiết, những phong bì và túi quà, dù chỉ vài trăm ngàn đồng, sẽ thực sự có ý nghĩa đối với nhân dân, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, nếu trong 364 ngày còn lại, họ được chứng kiến những hành động có kết quả cụ thể, thực chất, của cán bộ, đảng viên lãnh đạo ở mỗi cấp, mỗi ngành trong việc “tu thân, tề gia, trị quốc”, đúng nghị quyết hay điều lệ Đảng và quy định của pháp luật. Không làm được như vậy thì việc tưởng niệm các thương binh, liệt sĩ chỉ còn là hình thức, thậm chí là sự báng bổ.
(27/07/2012 05:08:32 AM)

Nhân kỷ niệm 40 năm về những sự kiện bi tráng tại chiến trường Quảng Trị, tôi xin tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau về bối cảnh, về lực lượng tham gia, về những tổn thất to lớn, không kể xiết về con người trong những tháng năm đỏ lửa đó. Tôi cũng có đưa ra một vài ý kiến cá nhân.
Chiến tranh thật khốc liệt! Biết bao máu xương người Việt đã đổ trên mảnh đất này!
(25/07/2012 08:21:33 AM)