Chuyên đềTìm kiếmTin mi
|
Cần hành động thực chất!(27/07/2012 05:08:32 AM) Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ năm nay, chợt nghĩ: Những buổi lễ hoành tráng, những bài diễn văn thống thiết, những phong bì và túi quà, dù chỉ vài trăm ngàn đồng, sẽ thực sự có ý nghĩa đối với nhân dân, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, nếu trong 364 ngày còn lại, họ được chứng kiến những hành động có kết quả cụ thể, thực chất, của cán bộ, đảng viên lãnh đạo ở mỗi cấp, mỗi ngành trong việc “tu thân, tề gia, trị quốc”, đúng nghị quyết hay điều lệ Đảng và quy định của pháp luật. Không làm được như vậy thì việc tưởng niệm các thương binh, liệt sĩ chỉ còn là hình thức, thậm chí là sự báng bổ.Từ khi có Đảng Cộng sản, nhiều đảng viên trung kiên đã dấn thân và hy sinh trước nhất trong các cuộc đấu tranh của dân tộc, vì vậy được nhân dân tin cậy, nuôi dưỡng, chở che. Dưới mưa bom, bão đạn, trong ngục tù tra tấn, các thương binh, liệt sĩ hy sinh thân thể, tính mạng, không ai mơ tưởng sẽ được vinh thân, phì gia sau ngày chiến thắng. Chủ nghĩa xã hội, với nhiều cán bộ kháng chiến, là đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, nhân dân được ăn no, mặc ấm, học hành, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không hề là sự giàu có của bản thân mình. Sau ngày giải phóng miền Nam, không ít người không nhận nhà riêng, xin được ở tập thể như thời chiến khu, thậm chí từ chối nhà lầu, xe hơi do họ hàng đem cho. Tiếng Việt gọi người thoát chết qua một nguy nạn là sống sót, tức là có người khác đã chết thay cho mình. Không ít người sống sót qua chiến tranh hiện đang nắm quyền lực ở những cấp khác nhau, cùng với quyền lực còn trở nên giàu có, thậm chí cực giàu. Một chân lý xuyên suốt từ cổ chí kim: Quyền và tiền dễ làm con người thoái hóa, biến chất, điều này không miễn nhiễm với bất kỳ ai. Căn bệnh “quan cách mạng” mà Hồ Chí Minh chỉ ra từ rất sớm (đành rằng khó tránh trong điều kiện Đảng cầm quyền), tiếc thay, ngày càng nặng hơn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã xác định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, … phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí….”. Con số thống kê chính thức về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam năm 2011 là 9,2 lần, đó là bình quân toàn xã hội. Nếu tính cả số lượng tài sản mà nhiều người giàu còn chưa kê khai, cách biệt chắc phải hơn nhiều. Trong kinh tế thị trường, nhờ tài năng, sức lực và cả may mắn, người dân được làm giàu hợp pháp và không hạn chế; có người giàu, cực giàu, kẻ nghèo, cực nghèo là tất nhiên, dù không ai muốn. Điều đáng phê phán là sự giàu có bằng cách lạm dụng chức vụ và kết bè cánh để trục lợi trên tài sản và lợi ích quốc gia, che chắn nhau khi phạm tội, vô cảm với dân, bất chấp vận nước. Trong khi đó, ở nhiều vùng miền, nhất là ở nông thôn, còn hàng chục triệu người nghèo, trong đó không ít gia đình thương binh, liệt sĩ. Và nhân dân, với vô vàn tai mắt và va chạm trong cuộc sống hằng ngày, đã chứng kiến và biết rõ hơn ai hết những ông bà “quan cách mạng” dùng chức quyền để vun vén tài sản ra sao, kiêu căng, hống hách, ức hiếp dân như thế nào. Tháng 5-1965, đến thăm Khổng Miếu ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh nhắc lại lời Khổng Tử: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Đã công bằng thì không nghèo, đã hòa mục thì không thiếu. Lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ”. Người còn kể: “Khổng Tử thường nêu “dân vi bang bản” (dân là gốc của nước) và “quốc dĩ dân vi bản” (nước lấy dân làm gốc). Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội năm nay, nhà sử học Dương Trung Quốc đã dẫn một câu đối của danh tướng Hoàng Ngũ Phúc thời hậu Lê: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác”. Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ năm nay, chợt nghĩ: Những buổi lễ hoành tráng, những bài diễn văn thống thiết, những phong bì và túi quà, dù chỉ vài trăm ngàn đồng, sẽ thực sự có ý nghĩa đối với nhân dân, trong đó có những gia đình thương binh, liệt sĩ, nếu trong 364 ngày còn lại, họ được chứng kiến những hành động có kết quả cụ thể, thực chất, của cán bộ, đảng viên lãnh đạo ở mỗi cấp, mỗi ngành trong việc “tu thân, tề gia, trị quốc”, đúng nghị quyết hay điều lệ Đảng và quy định của pháp luật. Không làm được như vậy thì việc tưởng niệm các thương binh, liệt sĩ chỉ còn là hình thức, thậm chí là sự báng bổ. Theo báo PL Tp.HCM
pham van hoa | pham.hoa143@gmail.com (17:09:58 15-08-2012)
Thà rằng chẳng nói cho xong Nói ra thì lại đau lòng hơn thôi!!! Tốn kém bao nhiêu tiền bạc của dân chỉ làm mấy trò phù phiếm thôi. Kỷ niệm làm gì, hoành tránh làm gì? Còn bao nhiêu LS chưa tìm thấy? còn bao nhiêu gia đình LS, thương binh, chất độc ra cam sống trong nghèo khó tật nguyền tiền trợ cấp hàng tháng là bao nhiêu??? Sao không bớt hoành tráng đi, bán các bài diễn văn đi để đành tiền của mà quan tâm đến họ có tốt hơn nhân văn hơn không??? Nói làm gì nhiều có ai nghe đâu hãy làm gì thực tế đi. Chỉ ước gì Hồn thiêng các LS trỏ lại dương gian để xem họ hy sinh xương máu cho Đảng cho tổ quốc cho nhân dân có xứng đáng không???
Khánh An | khanhan3409@gmail.com (23:15:59 29-07-2012)
Đọc bài viết trên tôi thấy thật thấm thía và tôi thật sự biết ơn ai đã viết bài này,vâng các bạn ạ mặc dù chiến tranh đã lùi xa, chỉ có những người còn sống trở về thì được hưởng vinh hoa phú quý, mặt hoa da phấn đối với những người có chức có quyền thì họ làm sao còn nhớ đến những gì mà ngày nay gọi là đồng đôi.Cha tôi nằm lại chiến trường Quảng Trị mùa hè năm 1972 ấy để lại cho mẹ tôi 4 đứa con thơ dại cậu út mới 7 tuổi, thế là từ đó mẹ con rau cháo nuôi nhau và mỗi tháng được trợ cấp ít ỏi,rồi chị em tôi cũng phải lớn lên học hành,cuộc sống thật khó khăn mẹ rau cháo nuôi các con ăn học 2 chị cả học trung cấp ra trường không xin được việc, tôi là chị 2 cũng không xin được việc phải siêu bạt tha hương cầu thực nơi đất khách quê người với mức lương ít ỏi tôi đã phải làm đủ nghề để tồn tại trên cõi đời, cay đắng hơn 2 em của tôi cậu cả đi nghĩa vụ về tiếp tịc đi học đại học nông nghiệp I khoa kinh tế,và cậu út khoa thú y 2 anh em ra trường 1992 về quê không thể xin được việc, nộp hồ sơ vào đâu họ xem song,cũng trả lời không có chỉ tiêu,các bạn có biết vì sao không tại vì trong túi hồ sơ ấy không có phong bì, bởi vì cái nghèo cái khó nó khèn theo sự bất hạnh của cuộc đời, những bài diễn văn của các quan sao mà hoành tráng,họ có biết rằng 40 năm qua cứ dến tháng 7 hàng năm khi xem chương trình ký niệm hoành tráng bao nhiêu thi như muối sát vào ruột những đứa con liệt sỹ như tôi thật sót xa,đúng là chết xanh cỏ, sống đỏ ngực.
ngoc trang | ngocho60@yahoo.com (20:00:06 27-07-2012)
Tôi rất khâm phục cách giải quyết hậu quả của triến tranh cho các thương bệnh binh của cuộc chiến tranh Bắc Mỹ và Nam Mỹ, tổng thống Mỹ lúc đó đã duy trì chính sách trợ cấp thương tật cho tất cả các thương binh của cả hai miền trong vòng mười năm liền. Ta cũng nên học chính sách như vậy để khép lại quá khứ và xóa bỏ hận thù dân tộc. Có như thế mọi người mới thấy được chiến tranh là hy sinh và mất mát to lớn cho cả hai phía và mọi người càng phải làm nhiều hơn thế để duy trì hòa bình.
|