khuyến mãi lazada

Di ảnh liệt sĩ

Liệt sĩ: Hoàng Văn Tạ(Bí danh: không)
Ngày sinh: 1948
Quê quán: Tân dân - Chí Linh - Hải Dương Tân dân -...
Đơn vị: Đoàn 2012
Hy sinh: Chiến trường P2

Tìm kiếm

Đăng nhập

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho thân nhân liệt sĩ tại cơ sở

(23/06/2013 17:21:13 PM) Trực tiếp tham dự buổi tư vấn, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết, do thời gian có hạn, đoàn công tác chưa thể giải đáp hết những khúc mắc của bà con. Do đó, lần tổ chức sau, huyện sẽ làm tốt hơn nữa công tác chuẩn bị.

UBND huyện Tiên Lãng vừa phối hợp với Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ Marin (Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam) tổ chức tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thân nhân liệt sĩ 4 xã của huyện Tiên Lãng. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện truyền thống” Uống nước, nhớ nguồn của dân tộc ta.

Đau đáu nỗi niềm tìm người thân

7 giờ sáng, còn hơn 1 tiếng đồng hồ nữa mới tới giờ bắt đầu buổi tư vấn, song khá đông bà con đã tề tựu về Nhà văn hóa xã Kiến Thiết. Già có, trẻ có, người nào cũng ôm khư khư trong tay tập hồ sơ với niềm khấp khởi xen lẫn hồi hộp. Là một trong những người có mặt từ sáng sớm tại Nhà văn hóa xã, chị Phạm Thị Dung, ở thôn An Thạch, xã Kiến Thiết cho biết: “Cả đêm qua tôi không ngủ, cứ trằn trọc đợi trời sáng ra thẳng đây”.

Chị Dung tham dự buổi tư vấn với mong muốn có được chút thông tin về người cha là liệt sĩ Phạm Văn Sụt, hy sinh năm 1968 tại chiến dịch Đường 9, Khe Sanh (Quảng Trị). Cha hy sinh, 3 mẹ con chị Dung lo chạy bữa ăn qua ngày, nên chưa có điều kiện đi tìm mộ cha. Tuy nhiên, trong bao nhiêu năm qua, gia đình luôn canh cánh nỗi niềm được đưa cha về an nghỉ gần ông bà tổ tiên. Chị nhiều lần lên xã hỏi thông tin, song do giấy báo tử bị thất lạc, gia đình  không có điều kiện vào nơi đơn vị của người cha đóng quân nên đành chịu. “Hai chị em còn chẳng biết ngày nào ông mất, đành lấy ngày nhận được giấy báo tử làm ngày giỗ cha”- Chị Dung sụt sùi tâm sự.

Cũng có mặt từ khá sớm, anh Nguyễn Viết Tuân, ở đội 5, xã Cấp Tiến còn giữ được khá đầy đủ giấy tờ liên quan đến người anh cả là liệt sĩ Nguyễn Đình Đạt, hy sinh ngày 22-1-1973 tại chiến trường Liệt Kiểm (Quảng Nam). Gia đình mất nhiều công vào Quảng Nam, nhờ cả một số nhà ngoại cảm, song vẫn không có kết quả. Mỗi chuyến đi là mỗi lần gia đình vất vả, tốn kém, nhưng thông tin về liệt sĩ vẫn mịt mờ, xa lắc. Mẹ anh, cụ Phạm Thị Dung, nay hơn 80 tuổi, song lúc nào cũng thúc giục các con đưa người anh cả về với mảnh đất quê hương trước khi cụ nhắm mắt xuôi tay. “Nhọc bao nhiêu cũng chịu được, tốn bao nhiêu cũng lo cho đủ. Chưa tìm thấy anh cả, gia đình chưa thể an lòng”. - anh Tuân nói.

Chị Dung, anh Tuân chỉ là 2 trong số hàng trăm thân nhân liệt sĩ 4 xã của huyện Tiên Lãng có mặt tại buổi tư vấn. Có bà cụ lưng còng chống gậy đến nhà văn hóa, với mong muốn tìm lại thi hài người con trai duy nhất hy sinh tại chiến trường miền Nam. Gần 40 năm qua, giấy tờ, hồ sơ đã thất lạc hết, tài liệu còn lại duy nhất chỉ là di ảnh đã phai màu thời gian mà bà vẫn thờ cúng trong những năm qua. Trong chiến tranh hàng nghìn người con của 4 xã Bạch Đằng, Cấp Tiến, Đoàn Lập và Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng) lên đường nhập ngũ, trong đó hơn 400 người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường.

Các tình nguyện viên hướng dẫn bà con điền thông tin vào phiếu yêu cầu thông tin  tại Nhà văn hóa UBND xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng).
Các tình nguyện viên hướng dẫn bà con điền thông tin vào phiếu yêu cầu thông tin tại Nhà văn hóa UBND xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng).

Vỡ òa giọt nước mắt hạnh phúc

Phó giám đốc trung tâm Marin Ngô Thúy Hằng phố biến cho bà con về những thủ tục pháp lý và hành chính, chế độ, chính sách ưu đãi dành cho người có công với cách mạng. Ngoài ra, bà con cũng được tư vấn về cách đọc giấy báo tử, giải mã phiên hiệu của các đơn vị quân đội ghi trên giấy báo tử... Xen lẫn đó là những câu chuyện về những chiến sĩ bị trúng đạn pháo hay trong các trận đánh mà thân thể họ đã hòa tan vào đất trời. Hay những chiến sĩ hy sinh vì đói, vì sốt rét, đuối nước hay vì hàng trăm cam go khác trên đường hành quân, được kể lại rất cảm động. Các thân nhân những liệt sĩ xếp hàng dài chờ các tình nguyện viên hướng dẫn thủ tục đề nghị trợ giúp, cung cấp thông tin tìm mộ liệt sĩ và thủ tục hưởng các ưu đãi dành cho thân nhân.

Trong không khí ấy, những cán bộ đến từ Học viện Tư pháp dù là những quan sát viên song cũng nhanh chóng nhập cuộc, hướng dẫn bà con. Chị Quách Thúy Quỳnh, cán bộ Học viện Tư pháp nhớ như in hình ảnh bà cụ già có dáng vẻ khắc khổ nhờ chị khai giúp tờ đơn để tìm người em trai là liệt sĩ Nhữ Văn Nhiễu, hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Sau khi hoàn thành hồ sơ, bà cụ chỉ ngồi lặng im trong góc nhỏ của hội trường. Đến cuối buổi tư vấn, khi nghe danh sách những liệt sĩ có thông tin xác định nơi hy sinh, trong đó có tên em trai mình, bà cụ òa khóc sung sướng, lập cập chạy đến nói lời cảm ơn với chị trong nhạt nhòa nước mắt. Kết thúc buổi tư vấn, hơn 100 thân nhân liệt sĩ có thông tin chính xác về đơn vị chiến đấu, nơi hy sinh và trường hợp hy sinh của người thân mình, 8 gia đình có được thông tin về phần mộ của liệt sĩ. Mặc dù không có thêm thông tin về liệt sĩ anh trai mình, song anh Tuân cũng hòa vào niềm vui sung sướng chung với những người may mắn có được thông tin về phần mộ của người thân. “Vui lắm chứ. Lại có thêm nhiều người con Tiên Lãng về với quê cha đất mẹ”- anh Tuân cười.

Trực tiếp tham dự buổi tư vấn, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết, do thời gian có hạn, đoàn công tác chưa thể giải đáp hết những khúc mắc của bà con. Do đó, lần tổ chức sau, huyện sẽ làm tốt hơn nữa công tác chuẩn bị. UBND huyện chỉ đạo cán bộ các xã kết hợp với Đoàn Thanh niên trực tiếp hướng dẫn cho từng hộ cách khai thông tin chính xác, phát các mẫu đơn đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy báo tử... Đây là hoạt động đền ơn đáp nghĩa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Huyện sẽ tiếp tục phối hợp với trung tâm Marin thực hiện  tư vấn trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tới.

Theo báo Hải Phòng



Ý kiến của bạn





Nội dung:* (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)