khuyến mãi lazada

Di ảnh liệt sĩ

Liệt sĩ: Lê Trọng Dân
Ngày sinh: 1951
Quê quán: Quảng Thọ - Quảng Xương - Thanh Hóa Qu...
Đơn vị: Không con thông tin
Hy sinh: Chiến trường miền tây nam bộ thuộc rạch giá Kiên Giang

Tìm kiếm

Đăng nhập

Sự ra đời của nhantimdongdoi.org và các sáng lập viên

(01/07/2010 07:08:09 AM) TT - Gia đình muốn nhắn tìm đồng đội trên truyền hình phải chờ đến hàng tháng, hàng năm. Điều này được khắc phục khi website nhantimdongdoi.org hoạt động vào ngày 26-10.

Nhóm tác giả website mang nhiều ý nghĩa này là tám chàng trai nhóm SWS (Smart web system group) - những cựu sinh viên K44 A2, khoa Toán cơ tin, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.

Trong một lần theo dõi chương trình trên tivi, Hữu Tuấn - trưởng nhóm SWS - lặng người khi xem phóng sự về một bác cựu chiến binh tiết kiệm tiền lương, tiền trợ cấp để viết thư đến các địa phương nhắn tìm đồng đội. Rồi hình ảnh một bác thương binh ở gần nhà mặc dù tai không còn nghe rõ nhưng suốt ngày nghe radio hay mò mẫm trên báo tìm tin tức của đồng đội và ghi chép.

“Chiến tranh đã đi qua gần 30 năm nhưng hàng nghìn, hàng vạn gia đình vẫn chưa tìm được phần mộ thân nhân. Nhiều người không quản ngại lặn lội trong Nam ngoài Bắc để tìm lại đồng đội, người thân. Người khác lại cảm thấy dằn vặt vì trong lúc mình đang sống mà không biết đồng đội ở đâu để dâng một nén nhang...” - Tuấn cứ mãi trằn trọc với suy nghĩ ấy, rồi tự hỏi: “Mình sẽ làm được gì và tại sao không ứng dụng công nghệ thông tin làm cầu nối cho việc này?”.

Suy nghĩ và trằn trọc ấy đã nhận được đồng cảm của những người bạn Tuấn. Nghĩ và làm: quyết ra mắt một website thông tin về những người con đã hi sinh chưa tìm được phần mộ. Hiện nay những thông tin này còn nằm rải rác ở tất cả các báo, đài phát thanh, truyền hình… Nếu tổng hợp đầy đủ lại và đưa lên website sẽ là một lợi thế cho người truy cập muốn tìm hiểu, tra cứu.

Nhóm SWS lặng lẽ ra đời với tám thành viên; tự góp quĩ, phân việc cụ thể cho từng người (do vừa tốt nghiệp ra trường, mới đi làm nên chỉ có thể tranh thủ làm đêm). Suốt hai tháng liền, tối nào tám bạn trẻ ấy cũng lỉnh kỉnh mang computer đến “bản doanh” của Thắng để “hợp đồng tác chiến”. “Phải tập hợp nhiều máy thì mới nối mạng nội bộ để chạy thử được” - họ bảo.

Thật ra anh em trong nhóm đều là dân công nghệ thông tin nên không vất vả nhiều về kỹ thuật. Anh Tuấn làm ở FPT, Quang Thắng là giảng viên đại học, Văn Vượng và Minh Vỹ cùng công tác tại Công ty Tích hợp hệ thống thông minh… Mỗi người vốn một quê, chơi thân với nhau từ ngày học đại học.

 

 

Mặc dù mới ra mắt nhưng đã có hàng nghìn người truy cập website (ảnh, trung bình hiện nay khoảng 300-500 lượt người/ngày).

Sáng 3-11-2004, truy cập vào website, những thông tin rao tìm 11 liệt sĩ mới nhất đã được đưa lên trong ba ngày trước.

“Vì đây là một website phi lợi nhuận nên doanh thu từ quảng cáo sẽ được chuyển thẳng cho quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, quỹ vì người nghèo” - Tuấn khẳng định.

Trong giai đoạn hoàn thiện, các thành viên lại liên kết các nguồn thông tin, căng mắt tìm kiếm tài liệu, danh sách những chiến sĩ hi sinh chưa tìm được phần mộ.

Những lúc website bị lỗi, cả nhóm thức trắng đêm, ăn mì gói và cặm cụi trước màn hình. Rất vui là điện thoại của trưởng nhóm Hữu Tuấn đổ chuông liên tục vì nhiều người biết chuyện, tỏ ý quan tâm và đóng góp ý kiến xây dựng website.

Chúng tôi đã truy cập địa chỉ: http://www.nhantimdongdoi.org/. Giao diện website được thiết kế khá ấn tượng, nổi bật với dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. Các chuyên mục được phân chia rõ ràng như  Tin tức sự kiện, Tìm mộ liệt sĩ, Tìm thân nhân liệt sĩ...

Theo đó, người truy cập muốn đăng ký nhắn tìm đồng đội chỉ cần điền các thông tin vào mẫu có sẵn và gửi về ban điều hành. Để tìm kiếm chỉ cần gõ từ khóa về họ tên, đơn vị, quê quán, ngày mất hoặc nơi mất…

Ngoài ra, website còn cập nhật tư liệu, hình ảnh về Nỗi đau da cam, Ký tên vì công lý (với tám ngôn ngữ như tiếng Anh, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha…), ủng hộ quĩ vì người nghèo, tìm hiểu các văn bản pháp qui về gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ...

Trước mắt, website sẽ hoàn thiện thêm chuyên mục Diễn đàn nhằm hỗ trợ trực tuyến, trao đổi về những hoạt động tình nguyện, họp mặt các nhóm đồng đội cũ, cựu chiến binh…

“Sau khi website hoạt động ổn định, nhóm sẽ tặng lại một tổ chức nào đó” - trưởng nhóm Hữu Tuấn cho biết.

LÊ THANH BÌNH
(K46 Báo chí, ĐH KHXH & NV Hà Nội)

(Bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 3.11.2004)

Trung tâm MARIN (Trích đăng)



Ý kiến của bạn





Nội dung:* (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)